Kích thước là một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn mua bàn làm việc. Bởi nó quyết định sự tiện lợi và thoải mái của người ngồi, từ đó, gia tăng hiệu suất công việc. Vậy kích thước bàn làm việc bao nhiêu là chuẩn? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bên dưới.
- Xem thêm danh sách 30+ mẫu bàn làm việc tại Nội thất Xcom
- Xem hướng bàn làm việc và cách hóa giải theo phong thủy
Mục lục bài viết
1. Kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn
Kích thước tiêu chuẩn của bàn làm việc bao gồm chiều cao, chiều dài và chiều sâu. Cụ thể như sau:
Chiều cao bàn làm việc
Bàn làm việc quá thấp khiến bạn luôn trong tư thế khom lưng, ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Ngược lại, bàn quá cao lại gây cảm giác mỏi ở phần vai và cánh tay. Do đó, nhất thiết phải chọn bàn làm việc có chiều cao đúng chuẩn, thường là 75cm. Riêng đối với những bàn làm việc lớn, thiết kế sang trọng và đẳng cấp, chẳng hạn như bàn lãnh đạo, chiều cao có thể được nâng lên, khoảng 90cm.
Chiều dài bàn làm việc
Chiều dài bàn làm việc thường là số chẵn, chẳng hạn như 1m, 1,2m, 1,4m,… Sở dĩ như vậy là do trong phong thủy, số chẵn mang ý nghĩa tốt, số lẻ là đai hung. Bên cạnh đó, thông số chẵn giúp các thợ sản xuất dễ ghi nhớ và thực hiện.
Đối với những bàn làm việc thông thường, chiều dài thường trong khoảng 0,8 – 1,6m. Riêng đối với bàn lớn như bàn lãnh đạo, bàn giám đốc, chiều dài có thể lớn hơn, tùy thuộc thiết kế và chức năng sử dụng.
Chiều rộng bàn làm việc
Khi nói đến kích thước bàn làm việc, chúng ta thường dễ bỏ qua chiều sâu. Theo đó, chiều dài cánh tay của con người khoảng 50 – 70cm, vì thế, chiều sâu bàn làm việc sẽ tầm 60 – 70cm. Với kích thước này, người ngồi làm việc sẽ cảm thấy thoải mái, không bị cảm giác gò bó, chật chội, thiếu hụt không gian.
Tuy nhiên, trường hợp bàn làm việc lưu trữ nhiều hồ sơ, sổ sách thì có thể gia tăng chiều sâu lên 1 – 1,2m.
2. Kích thước cụ thể của từng loại bàn làm việc
Bàn làm việc được chia thành nhiều loại, như bàn lãnh đạo, bàn nhân viên, bàn phòng họp, bàn làm việc phòng ngủ,… Và đương nhiên, sẽ có sự khác nhau nhất định về kích thước.
Kích thước bàn làm việc lãnh đạo
So với các kiểu bàn làm việc khác thì bàn làm việc dành cho lãnh đạo thường to lớn hơn, bề thế hơn. Kích thước chuẩn của bàn thường là 160 x 80 x 75cm, tương ứng dài x rộng x cao. Trong một số trường hợp, chiều dài của bàn có thể tăng lên 180cm, chiều cao của bàn có thể lên tới 90cm.
Kích thước của bàn làm việc nhân viên
Bàn làm việc nhân viên thường lấy kích thước chuẩn của bàn làm việc, phổ biến nhất là 120 x 60 x 75cm, tương ứng dài x rộng x cao. Kích thước này đủ để một nhân viên ngồi làm việc thoải mái.
Kích thước bàn họp văn phòng
Bàn họp không phải là bàn cá nhân, mà là bàn sử dụng chung cho mọi người, thường đặt trong phòng họp, phòng hội nghị, phòng tiếp khách,… của công ty, cơ quan. Do đó, kích thước của bàn họp khá lớn, đặc biệt là chiều dài. Còn chiều sâu của bàn thì vừa phải, không được quá ngắn vì sẽ khiến những người ngồi đối diện nhau cảm thấy không thoải mái.
Kích thước tiêu chuẩn của bàn họp văn phòng là 200 x 100 x 75cm hoặc 160 x 80 x 75cm, tương ứng dài x rộng x cao. Nhìn chung, tùy vào nhu cầu sử dụng của công ty mà chọn kích thước bàn phù hợp, đảm bảo vừa vặn cho tất cả mọi người và giúp mọi người có thể giao tiếp, trao đổi công việc hiệu quả nhất.
Kích thước bàn làm việc phòng ngủ
Trong xây dựng và thiết kế hiện đại, phòng làm việc và phòng ngủ thường được gộp với nhau để tiết kiệm diện tích. Lúc này, nên lưu ý đến kích thước của bàn làm việc, đặc biệt là phải cân bằng với diện tích phòng ngủ cũng như cách bố trí nội thất trong phòng.
Thường thì kích thước tiêu chuẩn của bàn làm việc trong phòng ngủ là không quá lớn, khoảng 100 x 50 x 75cm, tương ứng dài x rộng x cao. Nếu phòng ngủ rộng hơn, có không gian để bố trí thì có thể chọn bàn làm việc có kích thước tiêu chuẩn, 120 x 60 x 75cm.
Trên đây là kích thước bàn làm việc chuẩn, bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cho phù hợp. Đừng vì quá chú trọng vào kiểu dáng, chất liệu mà bỏ qua thông số kích thước. Nếu không, bạn sẽ không có được cảm giác thoải mái khi ngồi làm việc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu suất công việc.