Thị trường đồ uống tại Việt Nam đang ngày càng phát triển dẫn đến sự xuất hiện của rất nhiều quán cafe start-up. Lúc này, câu hỏi mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng thắc mắc đó là chi phí mở quán cafe là bao nhiêu, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khoản chi phí đó. Nắm bắt được tâm lý đó, Nội thất Xcom xin được chia sẻ một số thông tin hữu ích sau.
Mục lục bài viết
Kinh doanh quán cafe có khó không?
Kinh doanh một quán cafe không phải là điều đơn giản, nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị kĩ càng và tâm huyết thì không gì có thể làm khó bạn được. Để chuẩn bị mở một quán cafe, bạn cần phải xác định rõ mô hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, khách hàng, đối tượng mà bạn nhắc tới, dự toán chi phí mở quán cafe, phong cách của quán mà bạn hướng tới,…
Xác định được những điều này sẽ giúp công việc kinh doanh quán cafe của bạn thuận lợi hơn và có chỗ đứng trong thị trường đồ uống cạnh tranh ngày nay.
Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn?
Xác định chi phí mở quán cafe
Việc tính toán có thể xác định qua ba bước:
Bước 1: Lập kế hoạch chi phí
Trong bước này, bạn có trách nhiệm liệt kê tất cả những khoản cần phải chi cho quán cà phê của mình thành một bảng tính chi phí mở quán cafe một cách đầy đủ, chi tiết. Bạn định thuê mặt bằng ở đâu? Bạn định mua những thiết bị gì? Bạn sẽ thuê bao nhiêu nhân viên? Việc lập kế hoạch chi tiết về những chi phí cần có sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về quán cafe của mình.
Bước 2: Khảo sát thị trường, tìm kiếm thông tin
Sau khi đã lên kế hoạch chi tiết, bạn cần phải tìm hiểu giá cả trung bình của thị trường, tìm kiếm thông tin để biết chính xác số tiền bạn cần cho mỗi mục đã liệt kê.
Bước 3: Tính toán
Từ hai bước trên, bạn sẽ đưa số tiền của mỗi mục vào danh sách, cộng tổng lại và đó chính là số vốn ước tính bạn cần có để mở một quán cà phê.
Các hạng mục ảnh hưởng đến chi phí mở quán cafe
Dựa vào khả năng tài chính cũng như mục đích của bản thân, bạn có thể tự dự trù mở một quán cà phê cần bao nhiêu vốn. Một quán cafe sạch sẽ, phù hợp với nhu cầu sẽ bao gồm những nội dung sau:
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí mở một quán cafe ban đầu luôn luôn là chi phí thuê mặt bằng. Tùy thuộc vào việc bạn thuê hay mua mặt bằng mà số tiền chi cho hạng mục này sẽ khác nhau. Cụ thể, số tiền thuê mặt bằng một năm có thể vào khoảng 150.000.000 VND, sửa sang và trang trí lại cửa hàng sẽ vào khoảng 20-25 triệu, ngoài ra còn có các chi phí khác như lắp đặt hệ thống điện nước (nếu cần).
Chi phí thiết kế và trang trí
Để biết mở 1 quán cafe cần bao nhiêu vốn cần phải tính toán đến chi phí dành cho thiết kế và trang trí. Thiết kế và trang trí nội thật sẽ là đặc điểm quan trọng để ghi điểm với khách hàng. Chi phí dự tính cho khoản thu chi này là 20 triệu.
Chi phí cho trang thiết bị của quán
Mở quán cafe bao gồm khoản tiền bạn sẽ chi để mua trang thiết bị như máy xay, tủ lạnh, cốc, chén, đĩa, máy rửa bát,…. Chi phí này ước tính khoảng 20 triệu. Bạn cũng có thể mua lại những thiết bị đã qua sử dụng để giảm bớt chi phí.
Chi phí cho nguyên vật liệu
Để bắt đầu kinh doanh, bao giờ bạn cũng cần phải chi tiền để mua sắm nguyên vật liệu ban đầu như cà phê, đường, sữa, siro, một số loại hoa quả, trà,… Ước tính khoản chi cho nguyên vật liệu ban đầu là khoảng 10 triệu.
Chi phí cho các tiện ích khác
Bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền công cho nhân viên, tiền wifi,… ước tính khoảng 10-15 triệu.
Chi phí marketing
Có rất nhiều hình thức marketing khác nhau hiện nay như phát tờ rơi, quảng cáo trên facebook, google, các trang mạng xã hội khác, tùy vào các hình thức khác nhau mà giá cả cũng sẽ khác nhau.
Tuy nhiên cũng có thể sử dụng thiết bị thanh lý đã qua sử dụng để giảm thiểu chi phí mở quán cà phê
Tham khảo một số mô hình cafe kinh doanh hiệu quả và mức vốn cần có
Mô hình cafe take away
Mô hình cafe take away rất phổ biến tại các nước đang phát triển. Nếu bạn thường xuyên theo dõi các bộ phim nước ngoài chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều quán cafe take away. Mô hình này đang du nhập vào Việt Nam và phát triển rất nhanh nhờ sự tiện lợi với khách hàng và người kinh doanh không cần số vốn quá lớn, mặt bằng lớn nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cao.Tuy diện tích quán nhỏ nhưng bạn vẫn phải trang trí độc đáo để ghi điểm trong mắt khách hàng.
Khách hàng chủ yếu của mô hình cafe này là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng không có nhiều thời gian nán lại trò chuyện lâu. Chính vì thế mà quán có thể đặt ở gần trường học, công ty. Chi phí mở quán cafe take away vào khoảng 200-250 triệu đồng.
Mô hình cafe sách
Là một trong những mô hình kinh doanh quán cafe vô hình hiệu quả, đối tượng mô hình cafe sách hướng tới có thể từ học sinh, sinh viên cho đến trung niên, người già. Văn hóa đọc sách ngày càng được yêu thích và phát triển, người ta thích đến một không gian yên tĩnh vừa nhâm nhi cafe vừa đọc sách, vì vậy mà mô hình cafe sách rất có triển vọng.
Chi phí mở quán cafe sách nên tập trung đầu tư vào khâu trang trí, thiết kế không gian quán và chất lượng sách để phục vụ khách hàng. Chủ quán nên trọn gam màu ấm là chủ đạo, ánh sáng phù hợp để đọc sách. Vốn ban đầu để mở quán cafe sách là khoảng 200-250 triệu đồng.
Mô hình cafe bóng đá
Đây là một trong những mô hình kinh doanh quán cafe mới nổi và đang được yêu thích. Cafe bóng đá là nơi tụ tập của những người có cùng đam mê với bộ môn bóng đá, muốn được cùng nhau hưởng thụ cảm giác reo hò trước một trận bóng hay.
Mô hình này càng trở nên nổi tiếng hơn trong năm 2018 với những chiến thắng đi vào lịch sử của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam. Cafe bóng đá không cần thiết kế quá cầu kì bởi đối tượng chủ yếu là nam giới, nhưng vẫn phải mang phong cách đặc biệt của quán để lưu lại ấn tượng cho khách hàng.
Mô hình này cũng không tốn quá nhiều chi phí, dự trù khoảng trên 200 triệu đồng là bạn có thể sở hữu một không gian quán khá ấn tượng.
Dù mục đích mở quán cafe của bạn như thế nào thì chi phí mở quán cafe cần dùng cũng không phải là một số tiền nhỏ. Vì vậy bạn phải chi tiêu một cách hợp lý, lập kế hoạch kĩ càng trước khi quyết định mở quán cafe của mình. Bạn có thể tham khảo bài viết này để có thêm kinh nghiệm khi mở quán cafe
Trên đây là những gợi ý Nội thất Xcom có thể giúp bạn đầu tư số vốn hợp lý nhất. Hi vọng các bạn có thể thành công trên con đường xây dựng sự nghiệp của mình.